TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA TỐN
TUYÊN TRUYỀN
CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Ở nước ta bệnh sâu răng, viêm lợi rất phổ biến vì vậy công tác điều trị răng miệng cho cộng đồng và đặc biệt đối với lứa tuổi học đường luôn được quan tâm, chú trọng với phương trâm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
1. Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của trẻ em cao
Tuổi
|
Sâu răng sữa
|
Sâu răng vĩnh viễn
|
Viêm lợi
|
Tỷ lệ sâu
(%)
|
Số răng sâu tb/1hs
(răng)
|
Tỷ lệ sâu (%)
|
Số răng sâu tb/người
(răng)
|
Tỷ lệ chảy máu lợi (%)
|
Tỷ lệ cao răng (%)
|
6-8
|
84,9
|
5,4
|
25,4
|
0,48
|
42,7
|
25,5
|
9-11
|
56,3
|
1,96
|
54,6
|
1,19
|
69,2
|
56,8
|
12-14
|
|
|
64,1
|
2,05
|
71,4
|
78,4
|
15-17
|
|
|
68,6
|
2,4
|
66,9
|
83,4
|
2. Tiến triển và biến chứng
Tại chỗ: Đau, mất răng sớm dẫn đến răng lệch lạc, mất sức nhai
Toàn thân: Các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay gây viêm xa hơn như viêm khớp, viêm cầu thận, và 27% bệnh viêm màng ngoài tim OSLER có nguyên nhân do răng
Về việc kiểm tra răng miệng
> 60 % trẻ em không bao giờ đi khám răng
> 50 % người lớn không bao giờ đi khám
3. Kinh tế khi phải điều trị
Nếu phòng bệnh cho cộng đồng tốn 1.200 đ/răng
Điều trị tốn 50.000 đ đến 3.000.000 đ hoặc hơn nữa cho 1 răng
4. Chăm sóc răng miệng mang lại hiệu quả to lớn
Phòng bệnh răng miệng: ngăn ngừa và từng bước giảm tỷ lệ răng miệng vì nếu phải điều trị đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt được đào tạo, mạng lưới phòng khám RHM rộng khắp.
Kinh tế tiết kiệm cho Nhà nước hàng tỷ đồng
Xã hội góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Tuy bệnh răng miệng không gây hậu quả chết người nhưng tỷ lệ mắc bệnh rất cao, nếu làm tốt công tác chăm sóc răng miệng ngay từ đầu ta sẽ có một thế hệ thanh niên khỏe mạnh không mắc bệnh răng miệng.
5. Vậy răng miệng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Răng miệng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa. Răng đảm nhiệm việc nhai và nghiền nát thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ở người có hàm răng khỏe mạnh, ăn nhai kỹ giúp cho sự ngon miệng, làm quá trình tiêu hóa hấp thụ thức ăn dễ dàng và tốt hơn.
Nếu mắc bệnh răng miệng sẽ đau, không ăn uống được, mất ngủ và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra răng lợi còn có các vai trò
Thẩm mỹ: Răng lành mạnh, đều đặn, lợi không viêm tạo cho con người có vẻ mặt và nụ cười đẹp
Phát âm: Nếu mất răng phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày
Hơi thở: Răng lợi tốt, hơi thở thơm tho. Răng sâu là nơi chứa vụn thức ăn, lên men gây hôi miệng. Nếu viêm lợi sinh dịch rỉ viêm rất hôi miệng.
6. Làm thế nào để chúng ta có một hàm răng khỏe mạnh?
a. Nên đánh răng khi nào?
Hầu hết chúng ta đều có thói quen đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, sau bữa ăn, nếu răng miệng không được làm sạch thì thức ăn sẽ lưu lại và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn trong mảng bám tiếp xúc với thức ăn, chúng tạo ra axit. Các axit này dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
Để bảo vệ răng miệng tốt nhất, hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nướu răng.
Các nha sĩ khuyến cáo, nên đánh răng 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút để loại bỏ sạch những mảng bám trên răng. Sau khi đánh răng cần nhổ sạch kem đánh răng, không được nuốt. Đồng thời súc miệng lại bằng nước sạch.
b. Lựa chọn bàn chải tốt: Đầu bàn chải tròn, bóng, lông bàn chải phải đủ mềm. Thay bàn chải 3 tháng/lần.
c. Chải răng đúng cách (rất quan trọng):
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước lọc khoảng 30 giây để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn trong khoang miệng.
Bước 2: Hãy rửa sạch bàn chải dưới vòi nước chảy để làm sạch vi khuẩn còn bám trong bàn chải. Sau đó hãy lấy một lượng kem vừa đủ để đánh răng.
Bước 3: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm, chải vòng tròn theo chiều dọc của răng, chải lần lượt theo từng nhóm gồm 2-3 chiếc răng, thực hiện liên tục từ mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng. Đối với các răng cửa phía trước, đặt bàn chải theo chiều dọc, ngửa đầu bàn chải và đưa vào mặt bên trong của hàm trên, thực hiện động tác lên – xuống để chải các răng cửa phía trên. Tuyệt đối không đánh răng theo chiều ngang và tì lực quá mạnh, không đánh răng quá lâu sẽ làm mòn men răng.
Bước 4: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Thực tế có rất nhiều người hay quên bước này lắm đấy.
Bước 5: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng. Rửa sạch bàn chải đánh răng vì nếu không giữ bàn chải sạch sẽ, vi khuẩn còn sót lại có thể gây hôi miệng và sâu răng.
Bước 6: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch nốt kẽ răng, chân răng mà trong quá trình chải răng vẫn còn sót lại.
Một số lưu ý khi chải răng:
- Không chải răng ngay sau khi ăn xong. Chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn hoặc uống để đánh răng vì ngay sau khi ăn xong độ PH trong khoang miệng sẽ giảm xuống, đặc biệt nếu bạn đã ăn hoặc uống những thức ăn có chứa nhiều acid trước đó như nước chanh hoặc soda, việc đánh răng lúc này sẽ khiến cho răng của bạn dễ bị bào mòn hơn. Thay vào đó hãy uống nước hoặc nhai kẹo cao su không đường để làm thơm hơi thở trong khi chờ đợi.
- Sử dụng kem đánh răng giàu canxi và Flour để giúp tăng cường men răng.
- Chỉ rửa sạch bàn chải dưới vòi nước chảy để làm sạch vi khuẩn còn bám trong bàn chải. Tuyệt đối không được nhúng ướt kem đánh răng trước khi chải răng.
Vì sao phải chải răng đúng cách?
Chải răng mỗi ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Một hàm răng khoẻ, trắng sáng không chỉ mang đến sự thẩm mỹ mà còn thực hiện chức năng nhai thức ăn tốt và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Chải răng tuy là hoạt động thường ngày, nhưng lại có rất nhiều người chải răng sai cách. Việc chải răng sai cách không những không làm sạch răng mà còn dẫn đến các vấn đề về răng miệng như:
- Chảy máu chân răng, tụt lợi.
- Men răng bị bào mòn, răng dễ nhạy cảm.
- Mòn cổ răng, chân răng, viêm xung quanh chóp răng, viêm tuỷ răng.
- Viêm lợi, viêm nha chu.
d. Lựa chọn các thức ăn tốt cho răng
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng, chứa Vitamin C như đu đủ, khoai lang, dâu tây, cam, chanh...và canxi như hải sản, sữa, trứng để răng thêm chắc khoẻ, sáng bóng.
- Không cố gắng ăn những thực phẩm quá cứng vì có thể gây tổn thương răng, ảnh hưởng đến nướu và tuỷ răng.
- Nhai kẹo cao su không đường cũng là một cách tốt để tăng tiết nước bọt, cân bằng độ pH trong khoang miệng.
- Uống đủ nước mỗi ngày (trung bình 1,5 – 2 lít)
- Không dùng răng để cắn móng tay vì các vi khuẩn có hại trong móng tay sẽ theo đường miệng đi vào các kẽ răng và cơ thể.
- Tránh các thức ăn, đồ uống ngọt, hạn chế ăn quà vặt.
e. Khám răng định kỳ 4 - 6 tháng/ 1 lần hoặc khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng để kịp thời phát hiện và điều trị. Thực hiện tốt công tác nha học đường tại trường để thế hệ học sinh có hàm răng khỏe mạnh.
Biên soạn: Nguyễn Thị Xuân- NV y tế